Clean Master, Security Master, CM Launcher 3D, Battery Doctor, Cheetah Keyboard, CM Locker, CM File Manager và Kika Keyboard là tám ứng dụng bị phát hiện gian lận nhằm ăn chặn tiền của các nhà quảng cáo.
Theo báo cáo của hãng phân tích ứng dụng Kochava, Cheetah Mobile và Kika Tech đã lạm dụng quyền hạn trên điện thoại nhằm kiếm tiền bất hợp pháp từ các nhà quảng cáo.
Cheetah Mobile là công ty Trung Quốc từng bị buộc tội khi có những hành vi gian lận trong kinh doanh vào năm ngoái. Tương tự, Kika Tech cũng là một công ty Trung Quốc có trụ sở tại Silicon Valley và đã từng nhận một khoản đầu tư lớn từ Cheetah vào năm 2016.
8 ứng dụng được phát hiện bởi Kochava đã có hơn 2 tỉ lượt tải trên Google Play và khoảng 700 triệu người dùng sử dụng hàng ngày. Danh sách các ứng dụng bị phát hiện gian lận thuộc Công ty Cheetah Mobile bao gồm Clean Master, Security Master, CM Launcher 3D, Battery Doctor, Cheetah Keyboard, CM Locker, CM File Manager và ứng dụng cuối cùng là Kika Keyboard.
Về cơ bản, tất cả những ứng dụng trên đều khá quen thuộc đối với người dùng tại Việt Nam bởi lẽ một số đã được cài sẵn trên điện thoại trước khi bán ra. Thêm vào đó, nhà phát triển cũng thường xuyên chạy quảng cáo để tên các ứng dụng xuất hiện hàng đầu các kết quả tìm kiếm trên Google Play.
Theo báo cáo, cả hai công ty bị cáo buộc đã lạm dụng quyền hạn để tự động nhấn vào các mẩu quảng cáo, cài đặt ứng dụng nhằm nhận “tiền hoa hồng”. Thậm chí, Kika Keyboard còn theo dõi các truy vấn của người dùng thông qua Google Play. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến những nhà quảng cáo, cũng như các nhà phát triển sẽ mất đi một khoản tiền thưởng hợp pháp thu được thông qua việc cài đặt ứng dụng.
Khi Kochava chủ động liên hệ với cả hai công ty về vấn đề trên, Kika cho biết họ đang điều tra nội bộ. Trong khi đó Cheetah Mobile cố gắng đổ lỗi cho SDK của bên thứ ba hoặc các mạng quảng cáo, tuy nhiên Kochava đã chỉ ra những cú click gian lận được thực hiện bởi Cheetah Mobile.
Trước đó vào năm 2017, cơ quan tình báo của Ấn Độ đã phát hiện 42 ứng dụng có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và gửi dữ liệu về Trung Quốc.
Tờ The Print (Ấn Độ) cho biết giới chức nước này đã nhận được thông báo về việc format (định dạng) smartphone và xóa các ứng dụng mà cơ quan tình báo vừa phát hiện để tránh bị rò rỉ dữ liệu quan trọng. Trong 42 ứng dụng bị phát hiện có khá nhiều tên tuổi phổ biến như TrueCaller, WeChat, UC Browser, Clean Master,...
Những ứng dụng này được phát triển bởi các công ty Trung Quốc hoặc có liên kết với các phần mềm độc hại. Trước đó không lâu, vào tháng 4-2015, một công ty an ninh mạng tại Singapore đã phát hiện ra mạng lưới gián điệp mạng của Trung Quốc nhắm vào các mục tiêu quân sự, hàng không vũ trụ và ngành hàng hải của Ấn Độ.
Danh sách 42 các ứng dụng nên gỡ bỏ khỏi smartphone
1. Weibo
2. WeChat
3. ShareIt
4. TrueCaller
5. UC News
6. UC Browser
7. BeautyPlus
8. NewsDog
9. Viva Video
10. Parallel Space
11. Apus Browser
12. Perfect Corp
13. Virus Cleaner - Hi Security Lab
14. CM Browser
15. Mi Community
16. DU Recorder
17. Vault Hide - NQ Mobile Security
18. Youcam Makeup
19. Mi Store
20. Cache Cleaner DU Apps Studio
21. DU Battery Saver
22. DU Cleaner
23. DU Privacy
24. 360 Security
25. DU Browser
26. Clean Master - Cheetah Mobile
27. Baidu Translate
28. Baidu Map
29. Wonder Camera - Baidu INC
30. ES File Explorer
31. Photo Wonder
32. QQ International
33. QQ Music
34. QQ Mail
35. QQ Player
36. QQ Newsfeed
37. WeSync
38. QQ Security Centre
39. Selfie City
40. Mail Master
41. Mi Video Call - Xiaomi
42. QQ Launcher
Nếu lo ngại bị rò rỉ các thông tin cá nhân quan trọng (tin nhắn, hình ảnh, nhật ký điện thoại, dữ liệu vị trí, IMEI...), người dùng nên gỡ bỏ các ứng dụng này khỏi smartphone hoặc format (định dạng) lại thiết bị bằng cách vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) > Uninstall (gỡ cài đặt). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn sẽ khác nhau tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết trên điện thoại. Ảnh: TIỂU MINH