Cho tới nay, vụ việc xảy ra với ZTE vẫn chưa khiến người ta người ta hết bàng hoàng khi chứng kiến một tập đoàn viễn thông trị giá hàng tỷ USD với hàng ngàn nhân viên bị buộc phải đóng cửa chỉ sau có 1 đêm.
ZTE, thương hiệu smartphone lớn thứ 4 tại Mỹ vừa tuyên bố sẽ ngừng các hoạt động chính của công ty và không còn lựa chọn nào khác ngoài gỡ bỏ sản phẩm nhằm tìm giải pháp thay thế.
Điều này xảy ra sau quyết định áp đặt lệnh cấm xuất khẩu 7 năm của của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với công ty ZTE trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào với các công ty ở Mỹ, bao gồm cả chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ điện tử hoặc các phần mềm liên quan.
Tại sao việc ZTE "đóng cửa" tại Mỹ có thể xảy ra trong thời đại này?
Mặc dù ngành công nghiệp điện tử di động trên toàn cầu là vô cùng lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng, nhưng trên thực tế, chuỗi cung ứng sở hữu bằng trí tuệ - thứ có ảnh hưởng tới toàn bộ thiết kế và tính năng của các hãng smartphone, lại không hề lớn như chúng ta nghĩ.
Tại sao lại như vậy? Đúng là vẫn luôn có một khối lượng khổng lồ các linh kiện hỗ trợ cho sản xuất smartphone, cùng với nhiều công ty tham gia vào quá trình gia công. Nhưng quyền cấp phép đối với các công nghệ cốt lõi lại chỉ thuộc về một số ít doanh nghiệp ưu tú nhất định.
Điển hình như tại Mỹ, đơn vị đứng đầu về chuỗi cung ứng là ARM Holdings - một công ty có trụ sở tại Anh và thuộc quyền sở hữu của SoftBank Group. ARM không trực tiếp sản xuất link kiện, nhưng tạo ra bản thiết kế kiến trúc cơ bản cho các thế hệ vi xử lý được các công ty như Apple, Samsung và Qualcomm sử dụng và tạo ra chip riêng của họ.
Xét trên những tác động đến ngành công nghiệp điện thoại thông minh, hai trong số các đối tác của họ (Qualcomm và Apple) là nhà cung cấp hàng đầu tại Mỹ. Ngay cả Samsung, người được cấp phép sử dụng chip Exynos tại quê nhà Hàn Quốc, nhưng tại thị trường Mỹ cũng phải phụ thuộc vào nguồn cung từ Qualcomm, điển hình như chip xử lý Snapdragon 845 được sử dụng trên tất cả các dòng Galaxy S9 tại đây.
Lý do là bởi chỉ có Qualcomm mới có khả năng tiếp cận và đáp ứng với số lượng thiết bị mà các nhà sản xuất smartphone mong muốn, với không chỉ số lượng lớn, mà còn bao gồm các thành phần RF và Wi-Fi đi kèm bên trong chúng.
Cũng giống như đa số các nhà sản xuất tên tuổi, ZTE phụ thuộc nhiều vào danh mục linh kiện từ Qualcomm, và nếu hãng bị cấm giao dịch với Qualcomm - cũng như tất cả các công ty Mỹ, họ sẽ buộc phải ngừng toàn bộ chuỗi nhà máy, cũng như khâu sản xuất của mình. Qualcomm cũng chịu ảnh hưởng vì mất đi đối tác lớn, nhưng ZTE mới là kẻ thực sự "chết dở".
ZTE bị loại khỏi "cuộc chơi", ai sẽ là người tiếp theo?
Có xuất phát điểm và cũng là công ty có quy mô lớn hơn nhiều, nhưng Huawei hiện đang bị chính phủ Mỹ điều tra về các hoạt động nghi ngờ nghe lén, gián điệp trên thiết bị của mình. Rất có khả năng Huawei sẽ là người tiếp theo bị hạn chế sản xuất giống ZTE. Nếu may mắn hơn, thương hiệu đến từ Trung Quốc sẽ chỉ bị gán cho các khoản phạt.
Tuy nhiên, điều may mắn là Huawei sở hữu nhiều hơn các tài sản trí tuệ đi vào sản phẩm cho riêng mình, và đặc biệt là giấy phép về kiến trúc ARM, qua đó được phép sở hữu linh kiện bán dẫn cho riêng mình. Huawei cũng cạnh tranh rất nhiều với Qualcomm trong ngành kinh doanh vận tải, và thậm chí hợp tác chiến lược với AT&T để tạo ra tiêu chuẩn 5G trên toàn cầu.
OnePlus, Xiaomi cũng là nhà sản xuất Trung Quốc cần phải hết sức dè chứng trước các quy định cứng rắn được ban hành từ chính phủ Mỹ. Cũng giống như Huawei hay ZTE, OnePlus có mối quan hệ mật thiết với Qualcomm nằm trong chuỗi cung ứng linh kiện, nhưng hiện chưa hoạt động kinh doanh trực tiếp với người dùng cuối.
Xiaomi trái lại chưa ra mắt với một nhà cung cấp dịch vụ nào ở Mỹ, và hiện đang hết sức thận trọng trước các khoản đầu tư trong bối cảnh căng thẳng tại thị trường Mỹ.
Nhìn chung, sự việc xảy ra với ZTE đã gây ra nhiều khó khăn cho các tập đoàn đến từ Trung Quốc, khiến họ gần như chắc chắn sẽ phải đẩy mạnh phát triển các nguồn cung từ trong nước với khả năng sở hữu trí tuệ tách rời với các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên lại cạnh tranh trực tiếp với TSMC và Samsung.
Thế nhưng mọi thứ đều đã nằm trong lộ trình phát triển và tiên liệu của các tập đoàn cũng như chính phủ Trung Quốc. Tại thời điểm hiện nay, các công ty như Huawei với loạt chip Kirin, hay MediaTek, đã bắt đầu hợp tác bước đầu để tìm kiếm giải pháp nhằm thay thế linh kiện bán dẫn từ các đối tác ở Mỹ. Thậm chí đã có một cuộc thảo luận nghiêm túc, và một quỹ trị giá 47 tỷ USD được chính phủ Trung Quốc triển khai nhằm đẩy mạnh quá trình này.
Về lâu dài, thị trường smartphone hoàn toàn có thể kỳ vọng về một sự độc lập tách rời giữa 2 quốc gia là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên đây không hẳn là điều được chính phủ Mỹ mong đợi, vì họ từ lâu vẫn mong muốn có được "miếng bánh" trong thị trường lớn nhất thế giới; còn Trung Quốc thì trái lại, vẫn kỳ vọng về một sự độc tôn mà họ luôn hướng tới.
Nguyễn Nguyễn
Theo ZDNet