Dell vừa hoàn tất việc thâu tóm hãng công nghệ lưu trữ EMC với mức giá cao nhất trong lịch sử làng công nghệ thế giới. Giá trị của thương vụ này được nguồn tin của Recode cho biết vào khoảng 50 tỷ USD. Tuy nhiên, Dell đã chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm này với mức giá lên đến 67 tỷ USD.
Dell vừa hoàn tất việc thâu tóm hãng công nghệ lưu trữ EMC với mức giá cao nhất trong lịch sử làng công nghệ thế giới. Giá trị của thương vụ này được nguồn tin của Recode cho biết vào khoảng 50 tỷ USD. Tuy nhiên, Dell đã chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm này với mức giá lên đến 67 tỷ USD.
Đây là khoản tiền lớn nhất trong lịch sử được bỏ ra để mua lại một công ty công nghệ. Trước đó vào tháng 5 năm 2015, kỷ lục chuyển nhượng trong làng công nghệ thế giới thuộc về thương vụ Avago thâu tóm nhà sản xuất chip không dây Broadcom với giá 37 tỷ USD.
Trong thỏa thuận này, Dell cũng buộc phải chấp nhận cho EMC tiếp tục đàm phàn với những người mua khác và có thể thay đổi quyết định nếu họ ra giá cao hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một công ty nào có ý định nhảy vào giữa thương vụ này.
Để có thể hoàn thành được thương vụ kỷ lục trị giá 67 tỷ USD này, ngoài số tiền mặt có trong tay Dell đã phải nhờ đến những khoản tiền đầu tư khổng lồ từ MSD Capital (công ty đầu tư của Michael Dell, CEO của Dell), cùng với Silver Lake, công ty đầu tư Temasek Holdings của Singapore, giá trị cổ phiếu của VMware và một khoản vay nợ.
Với việc mua lại được hãng công nghệ lưu trữ hàng đầu thế giới, thương hiệu máy chủ đứng thứ 2 thế giới là Dell sẽ có một lợi thế rất lớn trước các đối thủ cạnh tranh của mình. Nó cũng giúp Dell tăng trưởng rất mạnh trên thị trường dịch vụ lưu trữ dữ liệu, khi mà EMC chiếm tới 21% thị phần lưu trữ dữ liệu trong năm 2014.
Tuy nhiên EMC cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng. Các mô hình lưu trữ đắt tiền với công nghệ tiên tiến nhất của hãng này không thu hút được các khách hàng lớn. Doanh thu của công ty trong năm nay cũng được dự đoán chỉ tăng trưởng 3%, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong khi đó, Dell cũng đang gặp phải những khó khăn của riêng mình trong mảng kinh doanh PC. Khi mà doanh số bán hàng trong quý 3 dự kiến sụt giảm 7,7%. Do đó, thương vụ mới này hứa hẹn sẽ giúp Dell vực dậy tình hình kinh doanh của công ty, dựa vào mảng kinh doanh máy chủ và trung tâm dữ liệu.
Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những rủi ro. Khi mà nhiều công ty công nghệ lớn như Google, HP đang có xu hướng tách nhỏ để tập trung phát triển lĩnh vực chuyên sâu. Thì việc sát nhập thêm nhiều mảng kinh doanh khác có thể khiến cho việc điều hành trở nên khó khăn, làm chậm việc đưa ra quyết định và có thể gây cản trở sự phát triển của từng mảng riêng biệt.
Theo Trí thức trẻ/ Bloomberg