Phát triển nền công nghiệp công nghệ cao
(09-05-2013 03:00:03)

Kỹ nghệ chế biến thức ăn từ thực phẩm bẩn ngày một tinh vi, việc lạm dụng hóa chất trong bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất… cộng thêm sự quản lý thiếu chặt chẽ và hiệu quả đang làm cho thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm độc có đất sống.

Bà Rịa-Vũng Tàu đang triển khai xây dựng 2 khu công nghiệp (KCN) đủ điều kiện phục vụ các doanh nghiệp Nhật Bản vào quý IV-2013. Với những động thái này, Bà Rịa – Vũng Tàu được coi là địa phương đi đầu trong cả nước trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp công nghệ cao đến từ các nước phát triển.

Nhà máy mạ hợp kim nhôm kẽm và mạ màu của Tập đoàn BlueScope steel (Úc) là một trong số ít nhà máy thép tại KCN Phú Mỹ 1 hoạt động hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong ảnh: Kỹ sư Tập đoàn BlueScope Steel (Úc) vận hành công đoạn sơn mạ màu sản phẩm.


Từ cuối tháng 4-2013, Công ty cổ phần Đông Á - Châu Đức (chủ đầu tư Cụm Công nghiệp Đá Bạc 1, huyện Châu Đức) và Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ chủ đầu tư KCN Phú Mỹ III đã báo cáo với Ban điều hành phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh về kế hoạch tiến hành lễ khởi công - công bố dự án trong tháng 5 và tháng 6-2012. Ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đến thời điểm này, chủ đầu tư hạ tầng KCN phụ trợ Đá Bạc và KCN Phú Mỹ III (đa dạng về ngành nghề) đang gấp rút hoàn công tác đầu tư và thủ tục để đến quý IV năm nay có đất sạch, nhà xưởng phục vụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao đến từ Nhật Bản. Những tín hiệu rất tích cực được nhà đầu tư hạ tầng KCN thông báo, sẽ có đoàn doanh nghiệp từ thành phố Kawasaki tham gia, tiến hành giới thiệu dự án KCN Phú Mỹ III tại 3 hội thảo tổ chức tại 3 thành phố (Hiroshima, Kansai, Nagoya) ở Nhật Bản.

Tính đến tháng 4-2013, toàn ngành công nghiệp có 325 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 17, 809 tỷ USD; trong đó có 180 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 12,819 tỷ USD. Các dự án này có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tuy nhiên, nhiều mục tiêu quan trọng đặt ra từ khi dự án mới bắt đầu triển khai vẫn chưa thực hiện được. Do thiếu những tiêu chí lựa chọn, nên trước đây tỉnh đã “hút” một lượng lớn ngành công nghiệp phát sinh nhiều chất thải, tiêu tốn năng lượng, tính cạnh tranh không cao. Vì vậy, hiện tỉnh đang phải “gánh” những thách thức trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan và phải cần nhiều thời gian cũng như ngân sách để giải quyết như: Di dời hàng chục hộ dân cư ở thôn Ngọc Hà (thị trấn Phú Mỹ) do ô nhiễm từ nhà máy thép gây ra, hay như chưa có hướng xử lý dự án dệt nhuộm EclatFabrics Việt Nam tại huyện Tân Thành… “Thời gian tới, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ chủ động chọn nhà đầu tư cũng như ngành công nghiệp để thu hút đầu tư. Trong đó, sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực cảng biển với dịch vụ logistics và công nghiệp phụ trợ”- ông Hồ Văn Niên cho biết.

Với quan điểm này, ông Nguyễn Phước Lễ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, Bà Rịa-Vũng Tàu không lấy quy mô vốn đầu tư ở các dự án làm chỉ tiêu mà lấy các tiêu chí về công nghệ, môi trường là yếu tố quyết định để phát triển ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, tỉnh cũng đã khẳng định các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản có công nghệ cao, phù hợp với việc thu hút đầu tư của tỉnh.

Với việc sẵn sàng đón nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ trong quý IV năm nay, nhiều kỳ vọng về nền công nghiệp phụ trợ còn mới mẻ ở Việt Nam đang được đặt ra cho các KCN Đá bạc và KCN Phú Mỹ III. Theo đó, ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư, quy chế một cửa dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ đã được tỉnh thông qua thì mô hình KCN đô thị (không chỉ có hệ thống nhà xưởng mà còn có hệ thống dịch vụ như y tế, ngân hàng, giáo dục…), KCN chuyên sâu cũng được áp dụng tại 2 KCN này.

(--- Báo Vũng Tàu ---)