Gia tăng tỷ lệ hàng trung chuyển từ các nước trong khu vực
(16-05-2013 03:00:08)

Khu vực đất rẫy (gò đồi) ở ấp Thanh An, xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) vào mùa khô do thiếu nước nên thường bị bỏ hoang rất lãng phí. Trong điều kiện đó, ông Cao Thành Long đã thử nghiệm trồng cây dưa gang trên vùng đất này, kết quả thật mỹ mãn, dưa cho trái to và thu nhập không thua kém các loại cây trồng khác.

Phóng viên Báo Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có cuộc trao đổi với ông Seong Won Hong, Tổng Giám đốc cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) - cảng đang chiếm sản lượng hàng đầu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Trong buổi tiếp xúc, ông Seong Won Hong đã nêu ra một số giải pháp mang lại hiệu quả của cụm cảng đầy tiềm năng này.

* Phóng viên: Xin ông cho biết về tình hình hoạt động của cảng TCIT hiện nay?

- Ông Seong Won Hong: Được thành lập từ năm 2009 bởi 4 bên, bao gồm: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, hãng tàu MOL, hãng tàu Hanjin và hãng tàu Wan Hai. TCIT hoạt động khai thác từ tháng 1-2011, sau khi hoàn tất việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bao gồm 590m cầu tàu, 40ha bãi chứa hàng hóa và lắp đặt mới 6 cẩu bờ Post Panamax, mua mới 30 xe đầu kéo, hệ thống phần mềm quản lý khai thác Cảng được nhập khẩu từ nước ngoài…

Hiện nay, TCIT sử dụng gần 300 nhân viên, trong đó phần lớn nhân lực là người địa phương. Với công suất thiết kế 1,1 triệu Teus/năm, năm 2011, TCIT xếp dỡ 275.218 Teus, đạt 25% công suất thiết kế, chiếm hơn 38% thị phần tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải. Năm 2012, TCIT xếp dỡ 543.548 Teus, đạt gần 50% công suất thiết kế, chiếm hơn 57% thị phần. Dự kiến năm 2013, TCIT xếp dỡ hơn 640.000 Teus, đạt 58% công suất. Hiện nay, mỗi tuần trong khu vực Cái Mép – Thị Vải có 8 chuyến tàu container ghé vào thì TCIT tiếp nhận 6 chuyến. Sản lượng xếp dỡ trung bình tuần của TCIT là hơn 12.000 Teus cho cả hàng xuất và hàng nhập.

Mặc dù lượng hàng hóa chiếm hơn 57% thị phần hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nhưng TCIT cũng chỉ mới hoạt động khoảng 50% công suất. Lượng hàng trung chuyển từ các nước khác còn rất thấp, chỉ chiếm 5% tổng sản lượng thông qua hàng năm tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Trong ảnh: Xe container đưa hàng vào cảng quốc tế Cái Mép.


Mặc dù chiếm sản lượng hàng đầu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải nhưng TCIT vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như, do mức đầu tư ban đầu lớn, đơn giá xếp dỡ ngày càng giảm nên mặc dù sản lượng thông qua ở mức 50% công suất thiết kế TCIT vẫn liên tục thua lỗ. Kể từ khi chị bắt đầu khai thác vào năm 2011, TCIT đã đón 11 chuyến dịch vụ, nhưng đã có 5 chuyến dịch vụ bị tạm ngừng khai thác hoặc sáp nhập với tuyến dịch vụ khác. Lượng hàng trung chuyển từ các nước khác còn rất thấp, chỉ chiếm 5% tổng sản lượng thông qua hàng năm. Hoạt động khai thuế và các thủ tục hoàn thuế còn chậm, lâu và chưa rõ ràng.

* Ông có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải?

- Với mong muốn đưa cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hoạt động hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh với các cảng Singapore và Hong Kong, tôi cho rằng cần ban hành giá sàn hợp lý và có kiểm soát việc thực hiện giá sàn giữa các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải. Do tình hình thừa cảng, thiếu tàu nên giá xếp dỡ khu vực Cái Mép – Thị Vải bị cạnh tranh khốc liệt và liên tục giảm trong thời gian vừa qua. TCIT kiến nghị ban hành giá sàn xếp dỡ ở mức 41 USD/container 20 feet và 62 USD/container 40 feet và 45 feet. Bên cạnh việc ban hành giá sàn, TCIT kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát, đề phòng trường hợp có cảng vẫn áp dụng giá sàn nhưng đồng thời thực hiện giảm giá ở cảng khác tại nước ngoài, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các cảng còn lại trong khu vực.

Đặc biệt, cần phát triển, gia tăng tỷ lệ hàng trung chuyển từ các nước trong khu vực. Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần giảm cảng phí cho hãng tàu bao gồm giảm phí luồng lạch, phí trọng tải, phí hoa tiêu, áp dụng riêng cho các tàu container vào khu vực Cái Mép - Thị Vải có trọng tải trên và dưới 50.000 DWT. Việc giảm cảng phí này sẽ hỗ trợ nhiều cho hãng tàu, tạo lợi thế cạnh tranh so với các cảng Singapore và Hong Kong, từ đó thu hút mạnh mẽ lượng hàng trung chuyển tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, làm tăng sản lượng xếp dỡ của toàn khu vực. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các loại thuế cho doanh nghiệp khai thác cảng (như thuế nhà thầu); thủ tục hoàn thuế tiến hành nhanh chóng, rõ ràng hơn.

Ngoài ra cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đại lý tàu. Hiện nay, việc làm thủ tục cho tàu container vào/ra còn khá bất tiện do các cơ quan liên quan là Cảng vụ, Biên phòng, Hải quan và Kiểm dịch chưa có văn phòng đủ thẩm quyền tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Mỗi khi tàu vào/ra, các đại lý tàu phải di chuyển hơn 100km để làm thủ tục, mất nhiều thời gian. Nhằm tạo thuận lợi hơn, TCIT kiến nghị các cơ quan trên thành lập các văn phòng đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết thủ tục tàu ra vào được nhanh chóng.

* Xin cảm ơn ông!

(--- Báo Vũng Tàu ---)