
Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó đề xuất cho phép thực hiện “cái chết êm ái“, đang được dư luận hết sức quan tâm.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng điều này là nhân đạo, cũng có ý kiến lại cho rằng như vậy là không nhân đạo.
Những người “sống không bằng chết”
Đề xuất nói trên xuất phát từ thực tế có nhiều bệnh nhân hiểm nghèo: Ung thư giai đoạn cuối, tai nạn giao thông, những bệnh nhân sống thực vật… khi mọi nỗ lực cứu chữa đều vô ích, mà chỉ kéo dài thêm tình trạng “khổ sở” của bệnh nhân. Nhiều ý kiến cho rằng, với những trường hợp bệnh nhân không may rơi vào “hoàn cảnh” như vậy, nên cho phép họ thực hiện “cái chết êm ái”, hay có “quyền được chết”.
Không khó để có thể đưa ra những ví dụ về hoàn cảnh “khốn khổ” của những trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm “điều trị vô ích” nói trên. Trường hợp của gia đình anh NTT ở tỉnh Thanh Hóa. Vợ anh NTT là chị LTH bị tai nạn giao thông, liệt từ cổ trở xuống. Sau nhiều lần điều trị, gia sản khánh kiệt mà bệnh tình không thuyên giảm, gia đình phải đưa chị về nhà. Hiện tại, chị LTH nằm bất động, mọi sinh hoạt đều trông cậy vào chồng và các con, ăn uống đều qua ống xông.
![]() |
Nhiều bệnh nhân hiểm nghèo mà mọi nỗ lực điều trị đều… vô ích, chỉ kéo dài thêm tình trạng “khổ sở” của bệnh nhân. “Cái chết êm ái” cũng là một an ủi rất lớn đối với họ. Ảnh minh họa |
Tình cảnh “khốn khổ” của gia đình này đã diễn ra hơn 5 năm, mặc dù suy nghĩ của chị LTH vẫn còn minh mẫn, thế nhưng cơ thể thì bất động. Cảm thấy “cuộc sống” của mình nếu cứ duy trì như vậy là vô nghĩa, chỉ khiến người thân thêm phiền hà và đau khổ, chị LTH nhiều lần nghĩ đến một sự “giải thoát” – bằng cách tuyệt thực. Tuy nhiên các thành viên trong gia đình không ai đồng ý. Mỗi lần như vậy, họ lại gọi y bác sĩ đến nhà truyền đạm, truyền nước, để kéo dài “sự sống” cho chị.
Có trường hợp bệnh nhân ung thư, cũng được các bác sĩ khuyên gia đình… không nên chạy chữa nữa. Ngược lại, cũng đã có nhiều bệnh nhân ung thư, mặc dù các thành viên trong gia đình (và cả các bác sĩ) xác định “còn nước còn tát”. Tuy nhiên bệnh nhân này nhận thấy tình cảnh “vô nghĩa” của mình, nên đã từ chối điều trị. Theo họ như vậy đỡ tốn kém vô ích, đỡ khổ cho bản thân họ cũng như người thân.
Thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Thời khắc đó, nhiều bệnh nhân cầu xin bác sĩ cho họ được chết. “Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại luật không cho phép, nên các bác sĩ… không dám hay không có cách nào giúp họ. Nếu như có “cái chết êm ái” thì có lẽ sẽ an ủi họ phần nào” – một bác sĩ công tác tại Hà Nội cho biết.
Được biết, “quyền được chết” đã từng được đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005. Tuy nhiên, đã không được thông qua và hiện lại được đề cập trong quá trình sửa đổi Luật Dân số.
Luật sư Hoàng Văn Hướng: “Việc đưa chế định “cái chết êm ái” vào luật, theo tôi là đúng đắn và cần thiết trong một xã hội phát triển và văn minh. Tuy nhiên, cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa của “quyền được chết”. Ảnh: Sỹ Hào |
Điều kiện để “được chết”
Xuất phát từ thực tế đã được đề cập ở trên, có thể hiểu, “cái chết êm ái” là một hình thức trợ tử, an tử - hỗ trợ bệnh nhân được chết. Cụ thể, với những bệnh nhân rơi vào tình cảnh “điều trị vô ích” như đã nói ở trên, nếu áp dụng “cái chết êm ái”, chỉ sau một “liều thuốc” thì họ sẽ rơi vào giấc ngủ vĩnh viễn. Chấm dứt đau đớn cho chính họ và cho cả thân nhân. Ở góc độ đó, có ý kiến cho rằng đây là vấn đề nhân đạo.
Tuy nhiên, quan điểm như vậy đang vấp phải rất nhiều những ý kiến không đồng thuận.
Có ý kiến lo ngại nếu “cái chết êm ái” được đưa vào luật, sẽ là một “hiểm họa” đối với những người… có vấn đề về thần kinh. Bởi lẽ thực tế có những người bình thường vốn khỏe mạnh, nhưng vì những lý do: Trầm cảm, thất tình, làm ăn thua lỗ, bị sốc về tâm lý… hoàn toàn có thể điều trị. Thế nhưng, ở thời khắc “thần kinh có vấn đề” như vậy, nhiều người có xu hướng… tìm đến cái chết.
“Cái chết êm ái” là trái với đạo đức, nhất là những trường hợp bị bệnh thần kinh. Nếu vấn đề này được pháp luật công nhận, tức là sẽ “giết chết” một số bệnh nhân không có khả năng tự quyết định, những người đang gặp vấn đề về thần kinh” – anh Nguyễn Thành Đạt, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội lo ngại.
Chính vì vậy, mặc dù có ý kiến cho rằng “cái chết êm ái” là… cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này, đang xảy ra sự tranh cãi gay gắt không chỉ ở Việt Nam, mà còn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Và việc đưa “cái chết êm ái” thành quy định trong luật, đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối cho rằng đi ngược lại truyền thống, phá vỡ tính ổn định xã hội, cổ súy cho cái chết, coi thường sự sống… như vậy là không nhân đạo.
Vấn đề này, ông
Trước ý kiến cho rằng “cái chết êm ái” là khuyến khích tự tử, ông
Trên thế giới, đã có một số nước công nhận “quyền được chết” của công dân. Họ ban hành đạo luật riêng như: Luật Chết, Luật Điều trị vô ích… Trong đó chủ yếu các nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Mỹ, Argentina, Hàn Quốc, Anh, Thụy Sĩ. Việc thực hiện “cái chết êm ái” phải đảm bảo những điều kiện chặt chẽ và có kết luận của hội đồng y khoa.
Phải tuyên truyền để người dân hiểu ý nghĩa của “quyền được chết”
Trao đổi với PV , luật sư
“Hiện nay việc dự thảo Luật Dân số đề xuất đưa chế định “cái chết êm ái” vào để điều chỉnh quan hệ này, theo tôi là đúng đắn và cần thiết trong một xã hội phát triển và văn minh. Tuy nhiên vấn đề này, cần đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự tới đây. Chứ đưa vào Luật Dân số thì chưa phù hợp về đối tượng điều chỉnh của luật chuyên ngành” – luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết ý kiến.
Cũng theo luật sư
Theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông: Tại Thụy Sĩ, có 3 công ty kinh doanh “dịch vụ chết”. Mỗi năm các công ty nhận khoảng 1.800 đơn đặt hàng. Phần lớn số đơn bị từ chối “phục vụ” sau khi tiến hành các thủ tục kiểm tra. Chỉ có khoảng 300 người được chấp nhận sử dụng dịch vụ “cái chết êm ái”. Con số này cũng tăng dần lên theo các năm. Và có nhiều người ngoại quốc vì luật pháp ở đất nước họ không chấp nhận “cái chết êm ái” nên họ tìm đến Thụy Sĩ để đăng ký sử dụng dịch vụ này. |
Theo Sỹ Hào
PLXH